QUY ĐỊNH VỀ THUẾ MỸ NHÀ ĐẦU TƯ EB5 CẦN LƯU Ý

QUY ĐỊNH VỀ THUẾ MỸ NHÀ ĐẦU TƯ EB5 CẦN LƯU Ý

Ngày đăng: Aug 16, 2022 9:56 AM - Chia sẻ:

Một cá nhân khi trở thành thường trú nhân Mỹ sẽ lập tức trở thành cá nhân chịu thuế Mỹ toàn cầu, tức sẽ phải đóng thuế trên tất cả nguồn thu nhập phát sinh ở trong và ngoài Mỹ.

Nhà đầu tư EB5, đặc biệt các cá nhân có giá trị tài sản ròng cao hoặc đầu tư đa quốc gia, nếu đang có kế hoạch xin thị thực định cư Mỹ thì nên lưu ý về các nghĩa vụ thuế phát sinh theo sau khoản đầu tư. Đây là yếu tố rất quan trọng, tác động đến quá trình trở thành thường trú nhân Mỹ và tương lai thuế của nhà đầu tư. Tuy nhiên điều này lại ít được quan tâm trong giai đoạn đầu cân nhắc đầu tư định cư. Tuỳ thuộc vào quy định đầu tư của dự án EB5 mà nhà đầu tư nước ngoài dù chưa phải thường trú nhân vẫn sẽ chịu thuế Mỹ. Quy định này áp dụng cả với đương đơn EB5 chưa chính thức nhập cư vẫn cần khai thuế Mỹ và chịu các khoản khấu trừ thuế. 

Một cá nhân khi trở thành thường trú nhân Mỹ theo quy định sẽ phải đóng thuế tùy thuộc vào nguồn thu nhập của bản thân dù ở bất kỳ quốc gia nào. Vì vậy nhà đầu tư càng phải lưu ý thiết lập lộ trình tối ưu các khoản thuế và tránh các vấn đề phạt thuế không đáng có trong tương lai. 

XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG THƯỜNG TRÚ VÌ MỤC ĐÍCH THUẾ 

Để xác định một người ở Mỹ có phải là cá nhân chịu thuế hay không, cần trả lời 3 câu hỏi dưới đây: 

  1. Người đó có phải là công dân Mỹ hay là người nước ngoài thường trú sở hữu thẻ xanh Mỹ? 
  2. Người đó có lưu trú từ 183 ngày trở lên trong năm tài chính tại Mỹ không? 
  3. Người đó có hoàn thành bài kiểm tra thời gian hiện diện tối thiểu trong năm dương lịch (từ 1/1 - 31/12) không? 

Nếu câu trả lời là “có” cho bất kỳ câu hỏi nào ở trên thì cá nhân đó đã phát sinh nghĩa vụ thuế tại Mỹ.  

KIỂM TRA MỨC ĐỘ HIỆN DIỆN 

Sở Thuế vụ (IRS) đã có những hướng dẫn cụ thể trong bài kiểm tra mức độ hiện diện. Nhà đầu tư sẽ được xem là thường trú nhân chịu thuế Mỹ nếu thỏa các tiêu chí trong bài kiểm tra mức độ hiện diện (năm dương lịch). Để đáp ứng bài kiểm tra này, nhà đầu tư phải có mặt thực tế tại Mỹ trong ít nhất: 

  • 31 ngày trong năm tài chính, và 
  • 183 ngày trong khoảng thời gian 3 năm, bao gồm năm hiện tại và hai năm liền kề trước đó, cộng với:
  • Tất cả các ngày có mặt tại Mỹ trong năm hiện tại, và
  • ⅓ số ngày có mặt trong năm đầu tiên trước năm hiện tại, và 
  • ⅙ số ngày có mặt trong năm thứ hai ngay trước năm hiện tại. 

 

THUẾ ÁP DỤNG TRÊN KHOẢN ĐẦU TƯ EB5 CHO NGƯỜI CHƯA CÓ THẺ XANH

Mối liên hệ giữa nhà đầu tư và dự án EB5 được thiết lập dựa trên quan hệ hợp danh, tức là nhà đầu tư sẽ nộp thuế dựa trên mức độ lời lỗ của dự án. Vào cuối mỗi năm tính thuế sau khi đã đầu tư vào dự án EB5, nhà đầu tư sẽ nhận được Biểu mẫu K-1 (biểu mẫu báo cáo lời lỗ khi đầu tư vào dự án EB5). Thu nhập của nhà đầu tư nước ngoài (chưa có thẻ xanh) thông qua việc đầu tư vào dự án EB5 sẽ phải nộp thuế theo quy định của pháp luật. IRS yêu cầu đơn vị quản lý dự án khấu trừ thuế, thường ở mức 37% vào năm 2019. Bởi vì thuế đang được khấu trừ tại mức thuế suất tối đa nên nhà đầu tư không phải thường trú nhân không cần nộp “Tờ khai thuế không thường trú” của Mỹ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, thuế khấu trừ lại đặc biệt cao hơn thuế suất tương ứng với tình trạng thực của cá nhân đó.  

Nhà đầu tư không phải thường trú nhân nên chuẩn bị “Tờ khai thuế không thường trú” của Mỹ để yêu cầu hoàn trả khoản tiền thuế đã nộp dư. Những khoản thuế này có thể tạm thời gây bất lợi cho lợi nhuận mà nhà đầu tư được nhận thực tế, vì trong một số trường hợp nhà đầu tư cần chờ đến hạn khai hoàn thuế hoặc không có mức thuế thấp hơn để được áp dụng trong khoảng 10% - 30%. 

KẾ HOẠCH TRỞ THÀNH THƯỜNG TRÚ NHÂN CHỊU THUẾ MỸ

Khi quyết định nộp đơn xin thị thực EB5, nhà đầu tư tốt nhất nên chuẩn bị cho mình kế hoạch thuế càng sớm càng tốt. Thông thường, nhà đầu tư sẽ cần tư vấn với kế toán, luật sư ở Mỹ và quốc gia sở tại để có thể sắp xếp hiệu quả và giảm thiểu tác động thuế khi trở thành thường trú nhân Mỹ. Một số chiến lược thường được áp dụng chính là thanh lý các công ty đầu tư thụ động, chuyển tài sản tài chính đến ngân hàng tại Mỹ và thanh lý một số tài sản nhất định.    

Ngoài ra, thời điểm nhà đầu tư trở thành thường trú nhân chịu thuế chính là lúc họ có thể tận dụng các quy tắc về thuế cho phép họ “nâng” chi phí cơ bản cho những tài sản có giá trị, đặc biệt có thể giảm thuế thu nhập vốn khi bán một tài sản bất kỳ. Chiến lược được áp dụng cho từng cá nhân khác nhau tùy trường hợp cụ thể, luật và quy định của quốc gia sở tại hay bất kỳ Hiệp ước thuế nào của Mỹ với quốc gia đó.   

QUY ĐỊNH CHUNG CỦA THƯỜNG TRÚ NHÂN MỸ CÓ TÀI SẢN Ở NƯỚC NGOÀI 

Sẽ có những tác động đáng kể về thuế đối với thường trú nhân Mỹ sở hữu tài sản ở nước ngoài. Một số tài liệu cần được nộp khi một nhà đầu tư trở thành thường trú nhân chịu thuế Mỹ, bao gồm: 

  • Mẫu đơn 1040 (Biểu mẫu khai thuế thu nhập cá nhân) được công dân hoặc thường trú nhân Mỹ sử dụng để khai thuế thu nhập hàng năm và thu nhập trên toàn cầu.
  • Mẫu 114 FBAR (FinCEN) - Mẫu đơn Báo cáo Kế toán tài chính và Ngân hàng nước ngoài: theo IRS, thường trú nhân hoặc công dân Mỹ phải nộp đơn FBAR nếu họ sở hữu ít nhất một tài sản bên ngoài Mỹ có mang lại doanh thu hoặc được ký uỷ quyền. Và có tổng giá trị của tất cả các báo cáo tài chính nước ngoài vượt quá 10.000 đô vào bất cứ thời điểm nào trong báo cáo năm dương lịch. Các đối tượng phải nộp đơn này bao gồm công dân và thường trú nhân Mỹ, các tổ chức (tập đoàn, đối tác, công ty trách nhiệm hữu hạn), quỹ tín thác hay bất động sản được thành lập và vận hành dưới luật pháp Mỹ.    
  • Mẫu 8938 - Báo cáo Uỷ thác Tài sản Tài chính Nước ngoài: Mẫu đơn này được sử dụng nếu tổng giá trị của tất cả các tài sản ở nước ngoài lớn hơn ngưỡng báo cáo thích hợp.  
  • Mẫu 5471 - Mẫu khai thông tin của người Mỹ có hoạt động đầu tư nước ngoài: Mẫu đơn này được áp dụng nếu nhà đầu tư sở hữu công ty được kiểm soát nước ngoài (CFC), là cán bộ hoặc giám đốc sở hữu từ 10% trở lên tổng giá trị cổ phiếu hoặc có ít nhất 10% toàn quyền biểu quyết dựa trên phần vốn đầu tư. 
  • Mẫu 3520 - Báo cáo thường niên Giao dịch Quỹ tín thác và Biên nhận Quà tặng nước ngoài: Mẫu đơn này được sử dụng để báo cáo quà tặng nhận được từ ai đó (ở nước ngoài) hoặc bất động sản có giá trị lớn hơn 100.000 đô. 

 

Thường trú nhân Mỹ có tài sản ở nước ngoài nếu không nộp các biểu mẫu bắt buộc này có thể gặp các rắc rối pháp lý trong một số trường hợp.

Trung tâm vùng AVS khuyến khích mỗi nhà đầu tư, đặc biệt các cá nhân có giá trị tài sản ròng cao hoặc đầu tư đa quốc gia, nên làm việc với luật sư và chuyên gia về thuế ngay từ đầu để quá trình trở thành thường trú nhân Mỹ được thuận lợi và đạt các lợi ích thuế tối ưu nhất.

Trung tâm vùng AVS EB-5 do Luật sư trưởng José E. Latour sáng lập. Đây là Trung tâm vùng độc quyền đại diện cho các dự án EB5 thuộc sở hữu và kiểm soát bởi Tập đoàn kinh tế gia đình của tỷ phú George Lindemann từ năm 2011.

Hơn 11 năm qua, AVS huy động vốn EB5 theo quy định của SEC, tuân thủ chặt chẽ luật pháp của Mỹ trên cơ sở toàn cầu, và chỉ làm việc với các luật sư và các nhà tư vấn tài chính uy tín đại diện hợp pháp cho các cá nhân muốn tham gia Chương trình đầu tư EB5. Tại Việt Nam, AVS hiện vẫn là trung tâm vùng tiên phong và duy nhất đặt văn phòng trực tiếp với đội ngũ chuyên gia hỗ trợ xuyên suốt từ bước đầu tư vấn, chuẩn bị chứng minh nguồn tiền, xử lý hồ sơ đầu tư định cư hoàn toàn miễn phí, giúp khách hàng hoàn thành quá trình đầu tư EB5 an toàn, hiệu quả mà không thông qua công ty tư vấn di trú. Cùng với Tập đoàn BĐS của tỷ phú Lindemann, AVS đã lần lượt hoàn vốn cho các nhà đầu tư EB5 Việt Nam từ năm 2018 đến nay.

Mọi thắc mắc liên quan đến Chương trình đầu tư định cư EB5dự án EB5 River Oak, xin vui lòng liên hệ 0938613062 hoặc vietnam@avseb5.com  

Trung tâm vùng AVS EB-5

Tags: EB5, DỰ ÁN EB5, TRUNG TÂM VÙNG, ĐẦU TƯ EB5, ĐỊNH CƯ MỸ, VỐN EB5, THẺ XANH MỸ, THỊ THỰC EB5, THUẾ THU NHẬP,